THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU HÓA PHẢN ỨNG MULTIPLEX PCR ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH DANH KIỂU GEN VIRUS GÂY BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI Ở VIỆT NAM

  • Võ Thị Bích Thủy, Bùi Thùy Linh, Vũ Minh Thương, Nghiêm Ngọc Minh
Từ khóa: Multiplex PCR; Virus dịch tả lợn châu Phi; Gen p72; 06 genotype; Lợn Việt Nam

Tóm tắt

Multiplex PCR là phương pháp sinh học phân tử nhằm khuếch đại nhiều trình tự DNA chỉ trong một phản ứng và được ứng dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu vì tính ưu việt của nó. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật Multiplex PCR để phát hiện sự có mặt của virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi, đồng thời định danh genotype đang lưu hành tại Việt Nam. Mục tiêu là thiết kế và tối ưu hóa phản ứng multiplex PCR làm cơ sở cho việc chế tạo một bộ kit phát hiện và định danh kiểu gen virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam. Kết quả đã thiết kế và tối ưu hóa thành công phản ứng multiplex PCR gồm: nồng độ Buffer 1X; dNTP 0,5 µM; 1,25 mM MgCl2; 0,05 U/µl Taq DNA polymeraza, nồng độ các mồi là 0,1 – 0,4µM (p72-F, p72-R, p72-SNP, p72-g01, p72-g02, p72-g08, p72-g09, p72-g10, p72-g23); ≥ 150 pmol/µl DNA chuẩn. Chu trình nhiệt là 95oC - 5 phút; (95oC - 30 giây; 62oC - 15 giây; 72oC - 30 giây) x 30 chu kỳ; 72oC - 7 phút. Kết quả này sẽ được sử dụng để phát triển bộ kít phát hiện và định danh virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi với ý nghĩa sử dụng trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)