KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU ĐO VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ NHIỀU CỰA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

  • Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Đức Trường, Dương Thị Hồng Duyên Phạm Diệu Thuỳ, Trần Nhật Thắng, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Quang Lâm
Từ khóa: Gà địa phương; Nhiều cựa; Sinh trưởng; Tiêu tốn thức ăn; Khối lượng cơ thể

Tóm tắt

Gà nhiều cựa là một giống gà mang nguồn gen hiếm, tài nguyên sinh học quý, hiện đang được nuôi với số lượng rất ít tại một số hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu được tiến hành trên tổng 215 gà nhiều cựa, được chia ra 3 đàn tương ứng với 3 lần lặp lại để đánh giá kích thước các chiều đo và khả năng sinh trưởng của giống gà. Gà từ 0 - 20 tuần tuổi được nuôi theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 2265-1994) và sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà màu của Công ty Cổ phần Thức ăn Hoa Kỳ (Hải Dương). Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước các chiều đo của gà lúc 8 tuần tuổi và 20 tuần tuổi con trống luôn cao hơn con mái, dài thân của trống tương ứng là 13,1 cm và 16,93 cm, mái là 11,12 cm và 13,99 cm, vòng ngực con trống là 22,13 cm và 28,77 cm, ở con mái là 19,74 cm và 25,66 cm; Khối lượng lúc 1 tuần tuổi trung bình là 33,3 gam, ở 20 tuần tuổi trống đạt 1741 gam, con mái đạt 1523 gam. Tiêu tốn thức ăn trung bình đến tuần thứ 20 là 4,71kg. Những kết quả đạt được là cơ sở để cung cấp thêm thông tin về giống gà nhiều cựa ở Thái Nguyên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)