KẾT QUẢ PHỤC TRÁNG GIỐNG LÚA BẢN ĐỊA TẺ MÈO TẠI TỈNH SƠN LA

  • Tạ Hồng Lĩnh, Chu Đức Hà, Phạm Văn Tính, Tạ Thị Diệu Linh
Từ khóa: Lúa gạo; Tẻ mèo; Phục tráng; Đặc điểm nông sinh học; Sơn La

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc và phục tráng giống lúa bản địa Tẻ mèo tại tỉnh Sơn La phục vụ nhu cầu sản xuất. Kết quả thu thập 200 mẫu cá thể đã xây dựng được bảng mô tả về 33 đặc điểm nhận dạng của giống lúa Tẻ mèo Sơn La. Chọn lọc phục tráng vụ thứ nhất đã chọn được 44 (trên tổng số 200) dòng cá thể G0 mang đặc điểm nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất trong phạm vi sàng lọc để phát triển thành quần thể G1. Kết quả phân tích kiểu hình kết hợp với đánh giá kiểu gen đã lựa chọn được 10 (trên tổng số 44) dòng cá thể G1 để tạo lập quần thể G2. Tiếp theo, nghiên cứu đã chọn lọc được 8 (trên tổng số 10) dòng cá thể G2 nổi trội, bao gồm TM1-12, 21, 42, 55, 60, 125 và 127 để tạo hạt siêu nguyên chủng. Giống lúa Tẻ mèo Sơn La sau khi phục tráng có thành phần dinh dưỡng và chất lượng tốt và ổn định. Tóm lại, kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những dẫn liệu quan trọng để bảo tồn và phát triển giống lúa Tẻ mèo tại các địa phương.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31
Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Y Dược (NLY)