NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÙN CƯA LÀM CHẤT ĐỘN TRONG CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOZIT TỪ NHỰA POLY(LACTIC ACID) CÓ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TRONG KỸ THUẬT IN 3D

  • Lê Duy Hùng, Phùng Anh Tuân, Nguyễn Phạm Duy Linh, Vũ Minh Đức, Nguyễn Thanh Liêm
Từ khóa: PLA; Mùn cưa; Compozit sinh học; Đùn 02 trục vít ;Tính chất cơ học

Tóm tắt

Bài báo trình bày phương pháp chế tạo vật liệu compozit sinh học từ nhựa Poly(lactic acid) (PLA) và mùn cưa gỗ. Vật liệu compozit được chế tạo bằng phương pháp đùn hai trục vít. Ảnh hưởng của tỷ lệ mùn cưa đến các tính chất cơ học bao gồm độ bền va đập, độ bền kéo, mô đun Young, độ bền uốn, mô đun uốn và vi cấu trúc của vật liệu cũng được khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bột gỗ ảnh hưởng đến tính chất cơ học của vật liệu compozit PLA và bột gỗ. Độ bền va đập của vật liệu compozit PLA cao nhất khi tỷ lệ bột gỗ thêm vào là 15%. Vật liệu compozit PLA trở nên giòn hơn khi tỷ lệ bột gỗ thêm vào lớn hơn 20%, vì độ bền kéo, mô đun kéo và khả năng giãn dài kéo đều giảm. Ngoài ra, độ bền uốn của vật liệu compozit giảm 40% khi tỷ lệ bột gỗ thêm vào là 20%. Phân tích vi cấu trúc cho thấy bột gỗ có xu hướng phân bố đều trong vật liệu compozit ở tỷ lệ dưới 20%. Cuối cùng, khi tỷ lệ bột gỗ thêm vào lớn hơn 20%, bột gỗ sẽ bị kết tụ trong vật liệu compozit. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-21
Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên - Kỹ thuật - Công nghệ (TNK)