GÓC NHÌN AN SINH XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở HUYỆN VĂN QUAN (TỈNH LẠNG SƠN) VÀ HUYỆN BẢO LẠC (TỈNH CAO BẰNG)

  • Hoàng Thị Lê Thảo
Từ khóa: Lao động xuyên biên giới; Dân tộc thiểu số; Quan hệ dân tộc; An sinh xã hội; Biên giới Việt - Trung

Tóm tắt

Khu vực biên giới Việt - Trung trên lãnh thổ nước ta là nơi tụ cư của hơn 20 dân tộc thiểu số, có vị trí quan trọng về quốc phòng và vai trò trọng yếu bởi các vấn đề văn hóa - lịch sử, quan hệ dân tộc. Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, nơi đây diễn ra sôi động việc đi làm thuê tự do ở bên kia biên giới của các dân tộc thiểu số. Vậy, lao động xuyên biên giới có ảnh hưởng đến an sinh xã hội và quan hệ dân tộc vùng biên như thế nào? Bài viết này trình bày và phân tích để làm rõ câu trả lời bằng các tư liệu thực địa thu thập bằng phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát trực tiếp) tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng qua các năm 2019-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lao động xuyên biên giới thể hiện những bất ổn an sinh xã hội vùng biên và phản ánh những mối quan hệ dân tộc tiếp diễn từ lịch sử đến hiện tại. Do đó, cần thiết giải quyết các vấn đề an sinh xã hội vùng biên để giảm thiểu hoạt động lao động xuyên biên giới trái phép và phát huy những khía cạnh tích cực của quan hệ dân tộc trong ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-30
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)