NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CƯỚP BIỂN BARBARY Ở ĐỊA TRUNG HẢI TỪ CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

  • Nguyễn Văn Sang
  • Trần Tấn Nghĩa
Từ khóa: Mỹ; Barbary; Địa Trung Hải; Cướp biển; Hiệp định

Tóm tắt

Chính sách với các nhà nước cướp biển Barbary ở khu vực Địa Trung Hải là một trong số vấn đề trọng tâm của nước Mỹ ở buổi đầu thời kì lập quốc. Trên cơ sở các nguồn sử liệu, bài báo phân tích hoạt động ngoại giao của nước Mỹ trong việc chống lại hành động của các nhà nước cướp biển Barbary ở khu vực Địa Trung Hải gồm: (1) những nỗ lực tăng cường ngoại giao với Pháp để chống cướp biển; (2) đấu tranh nội bộ để hình thành đường lối ngoại giao với các nhà nước cướp biển; (3) kí kết các hiệp ước ngoại giao với các nhà nước cướp biển để duy trì hòa bình. Kết quả nghiên cứu khẳng định: (1) việc lựa chọn giải pháp ngoại giao để chống cướp biển là phù hợp; (2) hoạt động ngoại giao mang tính tạm thời, không giải quyết triệt để nạn cướp biển, (3) các hoạt động ngoại giao đã tác động đến nước Mỹ trên mọi phương diện trong việc chống cướp biển. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào làm rõ lịch sử chống cướp biển Barbary của nước Mỹ ở khu vực Địa Trung Hải và lịch sử ngoại giao nước Mỹ buổi đầu thời kì độc lập.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)