THỂ CHẾ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC CẢNG BIỂN Ở MIỀN TRUNG TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

  • Văn Công Vũ
  • Trần Hoa Phượng
Từ khóa: Thể chế chính trị; Dịch vụ logistics; Cảng biển; Miền Trung; Chuyển đổi số

Tóm tắt

Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị như trừu tượng hóa khoa học, phép duy vật biện chứng, logic kết hợp lịch sử, để phân tích thực trạng thể chế liên kết phát triển dịch vụ logistics tại các cảng biển ở miền Trung Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn 2020 – 2023, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế tạo hành lang pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp dịch vụ logistics tại các cảng biển thực hiện tiến trình chuyển đổi số tại đơn vị. Tuy nhiên, bất cập về thể chế vẫn còn tồn tại như: chưa có nhiều văn bản pháp luật thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi số tại các cảng biển ở miền Trung; thiếu cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp; nguồn nhân lực dịch vụ logistics tại các cảng biển ở miền Trung chưa đáp ứng được yêu cầu của bối cảnh chuyển đổi số. Doanh nghiệp dịch vụ logistics tại các cảng biển chưa tận dụng hết cơ hội phát triển, năng lực cạnh tranh số còn yếu, nguồn lực về tài chính số còn hạn hẹp… Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết phát triển dịch vụ logistics tại các cảng biển ở miền Trung trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-31
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)