KHUÔNG SIÊU NHÂN - ĐIỂN HÌNH THA HÓA TRONG TIỂU THUYẾT NHO LÂM NGOẠI SỬ CỦA NGÔ KÍNH TỬ

  • Lê Sỹ Điền
Từ khóa: “Nho lâm ngoại sử”; Khuông Siêu Nhân; tiểu thuyết cổ điển; châm biếm; tha hóa

Tóm tắt

Nho lâm ngoại sử là một trong những tác phẩm châm biếm xã hội xuất sắc của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Tác phẩm ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XVIII nhưng lại mang đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực phê phán châu Âu thế kỷ XIX. Có thể thấy trong Nho lâm ngoại sử, ngòi bút châm biếm của nhà văn không chỉ dành riêng cho một giai tầng nào mà tác giả có cái nhìn sâu rộng để mục đích châm biếm xã hội đạt được hiệu quả cao nhất. Thế giới nhân vật Nho lâm ngoại sử từ tầng lớp trí thức nho sĩ, hệ thống quan lại đến tầng lớp tăng lữ, thầy bói, sai nhân… tất cả đều trở thành đối tượng châm biếm của nhà văn Ngô Kính Tử. Trong đó, nổi bật là Khuông Siêu Nhân, một điển hình tha hóa sâu sắc và đậm nét. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng thể về quá trình tha hóa của nhân vật, làm rõ thêm bản chất, tính cách Khuông Siêu Nhân dưới tác động tiêu cực của xã hội phong kiến đương thời.

Tác giả

Lê Sỹ Điền

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-22
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)