MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CÁCH THỂ HIỆN GIÁN TIẾP CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CỦA TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) VÀ TÁC PHẨM KIM VÂN KIỀU TRUYỆN (THANH TÂM TÀI NHÂN)

  • Dương Thị Thúy Vinh
Từ khóa: Ngôn ngữ; phát ngôn; hành động ngôn ngữ gián tiếp; Truyện Kiều; Kim Vân Kiều truyện.

Tóm tắt

Truyện Kiều là một tác phẩm kiệt xuất của đại thi hào Nguyễn Du. Nó đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cả ở trong nước và ngoài nước. Để làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật riêng của tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) trong việc sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp, tác giả tiến hành phân tích văn bản hai tác phẩm, trên cơ sở đó, đối chiếu, so sánh tác phẩm Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) qua bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh (do Nguyễn Đăng Na hiệu đính). Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy, bên cạnh điểm tương đồng do khung truyện của hai tác phẩm này về mặt cơ bản là giống nhau thì điểm khác biệt trong cách sử dụng gián tiếp các hành động ngôn ngữ là chủ yếu. Đó là sự khác biệt về hình thức thể hiện và về vai trò trong việc bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả và tính cách, phẩm chất của các nhân vật. Như vậy, cách sử dụng gián tiếp các hành động ngôn ngữ đã góp phần giúp Truyện Kiều có được những giá trị đặc sắc hơn hẳn so với nguyên tác, trở thành một kiệt tác không chỉ của Việt Nam mà còn là của cả nhân loại.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-30
Chuyên mục
Khoa học Xã Hội - Nhân văn - Kinh tế (XHK)