Đấu tranh chống việc chuyển ra nước ngoài tài sản do phạm tội mà có và thu hồi tài sản: Các tiêu chuẩn tiên tiến và thực tiễn

  • Kunev Denis Anatolevich
Từ khóa: Tài sản do phạm tội mà có, thu hồi tài sản, chống tham nhũng, Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga

Tóm tắt

Lần đầu tiên ở cấp độ luật quốc tế, khái niệm “Trả lại tài sản” được đưa ra vào năm 2003 trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Đây là trọng tâm của chương thứ Năm của Công ước này. Chương thứ Năm quy định hai bộ giải pháp: Một là giải pháp nhằm chống lại việc chuyển tài sản do phạm tội mà có sang các khu vực tài phán nước ngoài bằng việc nhà nước kiểm soát và giám sát tài chính cả về loại hình và phương thức; Hai là các giải pháp nhằm thu hồi tài sản này, trả lại nước xuất xứ bằng các cơ chế của tố tụng hình sự và luật dân sự. Tại Liên bang Nga, các biện pháp phòng ngừa việc chuyển tài sản do phạm tội mà có được ưu tiên áp dụng. Nhiều nhiệm vụ trong số đó được xác định trong các văn kiện có tính chiến lược do Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin phê duyệt. Nổi bật là Chiến lược An ninh quốc gia, Chiến lược An ninh kinh tế của Liên bang Nga giai đoạn đến năm 2030; Đề cương Phát triển hệ thống quốc gia chống rửa tiền do phạm tội mà có và tài trợ khủng bố. Bài viết giới thiệu về cơ chế đấu tranh chống việc chuyển tài sản do phạm tội mà có ra nước ngoài và thu hồi tài sản của Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-17