Phòng, chống tra tấn: Phân tích từ pháp luật quốc tế và những giá trị gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam

  • ThS. Phạm Thanh Sơn
Từ khóa: Quyền con người, tra tấn, Công ước chống tra tấn

Tóm tắt

Bảo vệ quyền con người, trong đó có phòng, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người góp phần tạo điều kiện để con người được phát triển toàn diện trong tự do, hòa bình, cũng là định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia hiện nay. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về chống tra tấn (UNCAT) vào năm 2014 và pháp luật nước ta đã có sự tương thích nhất định với các quy định của UNCAT và các quy chuẩn thế giới về phòng, chống tra tấn trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế, khung pháp luật về vấn đề này ở nước ta vẫn còn một số khoảng trống. Do đó, việc hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan về chống tra tấn để phù hợp với quy định của UNCAT, cũng như các Công ước quốc tế khác của Liên Hợp Quốc là vấn đề cần thiết.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-16