THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TINH DẦU TÍA TÔ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MUỖI VẰN

  • Trần Thanh Hùng
  • Nguyễn Phan Hà Phương
  • Phạm Nhật Minh
Từ khóa: bọ gậy, lăng quăng, muỗi vằn, tía tô, tinh dầu

Tóm tắt

Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở người. Trong nghiên cứu này, tinh dầu từ cây tía tô được chiết xuất, xác định thành phần hóa học và khảo sát tác động của tinh dầu lên sự phát triển của muỗi vằn. Kết quả ghi nhận tinh dầu tía tô chứa các thành phần hóa học chính gồm limonene (17,00%), perilla aldehyde (48,55%), β-caryophyllene (15,03%) và (Z,E)-α-farnesene (11,07%). Tinh dầu tía tô biểu hiện tác động diệt bọ gậy muỗi vằn mạnh, gây chết 85,08% số bọ gậy xử lý trong 24 giờ ở nồng độ 200µg/mL. Tinh dầu này cũng có tác động làm giảm rõ rệt tỷ lệ bọ gậy phát triển thành lăng quăng và muỗi vằn trưởng thành, chỉ có 10,00% bọ gậy sống sót phát triển thành lăng quăng và không có bọ gậy phát triển thành muỗi trưởng thành ở nồng độ 200µg/mL. Các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện để sử dụng hiệu quả tinh dầu cây tía tô trong kiểm soát muỗi vằn, góp phần ngăn chặn sự bùng phát dịch sốt xuất huyết.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-04
Chuyên mục
Bài viết