TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO – SỨ MỆNH VÀ THÁCH THỨC

  • Ngô Hồng Điệp
Từ khóa: chất lượng, đại học, đào tạo, địa phương, nhân lực

Tóm tắt

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các trường đại học địa phương đã góp phần
định hình hệ thống giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dù
thành công ở các mức độ khác nhau, có trường đã phác dựng dáng dấp của một đại học
ưu tú, có trường mới chỉ định hình con đường phát triển, có trường đang phải nỗ lực tái cơ
cấu để tồn tại, nhưng các trường đại học địa phương đã trở thành thực thể quan trọng,
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của nhiều tỉnh, thành. Trong quá trình đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đại học, nhiệm vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao
của các trường đại học địa phương có sứ mệnh cùng với nhiều thách thức rất lớn. Về sứ
mệnh, các trường đều đứng trước cơ hội tham gia đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đa
dạng, từ lĩnh vực giáo dục đào tạo, công chức viên chức, chăm sóc sức khỏe đến các ngành
kinh tế với hàng chục ngành nghề và giai tầng xã hội. Về thách thức, các trường đều có
tuổi đời trẻ, đội ngũ giảng viên mỏng, khả năng tài chính hạn hẹp, trong khi phải đáp ứng
đòi hỏi của thị trường đa dạng và toàn diện và nhiều vấn đề của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0. Giải pháp cho các trường là cần nắm bắt lợi thế và cơ hội, linh hoạt thay đổi
ngành nghề đào tạo và mở rộng phạm vi thích ứng của người học, tạo chính sách đột phá
trong xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, sẵn sàng đổi mới quản trị đại học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-14
Chuyên mục
Bài viết