TÁC ĐỘNG KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ MÁU K562 CỦA CAO CHIẾT THÔ VÀ PHÂN ĐOẠN TỪ CÂY NGẢI CỨU

  • Hoàng Thành Chí
  • Bùi Thị Kim Lý
Từ khóa: Artemisia vulgaris, khả năng kháng tế bào, K562, ngải cứu

Tóm tắt

Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh lý ác tính của máu và tủy xương xảy ra ở trẻ em và người lớn. Hiện nay, đã có ít nhất bốn thế hệ thuốc điều trị đã được sản xuất và chứng minh là có hiệu quả điều trị tuy nhiên vấn đề kháng thuốc vẫn chưa được giải quyết triệt để, do đó cần phải tìm kiếm những thuốc mới hoặc phương thức điều trị mới. Ngải cứu còn được gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp, có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc. Ngải cứu là một vị thuốc thông dụng, mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, ngoài ra còn có ở nhiều nước châu Á, châu Âu khác. Ngải cứu thường được dùng điều trị các vấn đề về tiêu hóa, chữa nôn mửa, thuốc giun, sốt rét… Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động gây độc tế bào K562 của cao chiết tổng và cao chiết phân đoạn của ngải cứu. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cao chiết tổng của cây ngải cứu có khả năng ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư máu K562. Cụ thể là sự tác động của cao chiết lên sự tăng sinh của tế bào ung thư máu K562 là phụ thuộc vào thời gian và nồng độ cao chiết. Ngoài ra, cao chiết phân đoạn chloroform của ngải cứu cho thấy có chứa nhiều hợp chất tiềm năng điều trị ung thư máu và cần được tiến hành nghiên cứu thêm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-16
Chuyên mục
Bài viết