ĐẶC TÍNH GÂY ĐỘC CỦA CAO CHIẾT KHÔNG PHÂN CỰC TỪ CÂY NGẢI CỨU LÊN ẤU TRÙNG TÔM ARTEMIA

  • Bùi Thị Kim Lý
  • Hoàng Thành Chí
Từ khóa: Artemia, Artemisia vulgaris, ấu trùng tôm, ngải cứu

Tóm tắt

Artemisia vulgaris hay còn gọi là ngải cứu là một loại thảo dược được trồng phổ biến ở Việt Nam. Ngoài công dụng như một loại rau, ngải cứu còn được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian để giải quyết các vấn đề sức khỏe thông thường như điều hòa kinh nguyệt, trị ho và cảm lạnh, chán ăn, giảm mụn trứng cá và cầm máu. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện trên đối tượng này về các tác dụng sinh học chẳng hạn như chống ung thư, chống oxy hóa, chống tiểu đường, chống vi khuẩn và chống viêm. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành thử nghiệm về tác động gây độc trên ấu trùng tôm của các phân đoạn dung môi khác nhau của cao chiết từ cây ngải cứu, thử nghiệm được thực hiện trong hai mốc thời gian khác nhau để phát hiện các tác dụng sinh học của các dịch chiết. Kết quả thí nghiệm cho thấy các cao chiết có tác động đáng kể sau 24 giờ xử lý với ấu trùng tôm, với giá trị LC50 lần lượt là 183,60 ± 7,40; 164,50 ± 9,10; 264,80 ± 19,20 và 511,30 ± 31,10(µg/mL) đối với các phân đoạn theo thứ tự là chloroform, n-hexane, ethyl acetate và nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-16
Chuyên mục
Bài viết