Thẩm quyền vượt lãnh thổ và thực tiễn quy định của pháp luật Việt Nam

  • Trần Thị Thu Phương

Tóm tắt

Thẩm quyền vượt lãnh thổ là khái niệm đã được nghiên cứu và áp dụng từ khá lâu trong thực tiễn pháp lí của một số quốc gia. Với sự phát triển của pháp luật quốc tế, thẩm quyền của một quốc gia được xác lập không chỉ dựa vào các mối liên hệ về mặt lãnh thổ đối với quốc gia đó mà còn dựa vào những mối liên hệ khác như quốc tịch của chủ thể, tác động hoặc ảnh hưởng của hành vi đến quốc gia, chủ quyền quốc gia, từ đó hình thành nên thẩm quyền vượt lãnh thổ của quốc gia. Tuy nhiên, căn cứ xác lập thẩm quyền này cũng gây ra khá nhiều tranh luận. Bài viết phân tích về các mối liên hệ tạo nên thẩm quyền vượt lãnh thổ của quốc gia theo quy định của pháp luật quốc tế và liên hệ đến thực tiễn quy định của pháp luật Việt Nam để làm sáng tỏ sự thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc xác lập thẩm quyền quốc gia.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-05-24
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI