Đặc điểm thạch học, khoáng vật và khả năng sử dụng làm đá mỹ nghệ của các thành tạo metacarbonat khu vực Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn

  • Lê Thị Ngọc Tú
  • Tô Xuân Bản
  • Phạm Thị Vân Anh
  • Đặng Thị Vinh
  • Phạm Trường Sinh
Từ khóa: Bắc Kạn, Đá hoa, Đá metacarbonat, Đá mỹ nghệ.

Tóm tắt

Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm thành phần vật chất, kiến trúc, cấu tạo và
tính chất cơ lý của các thành tạo metacarbonat khu vực Tân Lập - Chợ Đồn
- Bắc Kạn, các tác giả đã bước đầu đưa ra nhận định về khả năng sử dụng
làm đá mỹ nghệ của các thành tạo kể trên. Các phương pháp nghiên cứu đã
được thực hiện như phương pháp kế thừa, khảo sát thực địa và lấy mẫu,
phân tích lát mỏng thạch học, phân tích hóa silicat, phân tích tính chất cơ
lý,... Kết quả cho thấy các thành tạo metacarbonat phân bố trong vùng
nghiên cứu có thành phần thạch học chủ yếu là đá hoa, nằm trong tập 3 hệ
tầng Mia Lé trên (D1ml2). Đá có cấu tạo phân lớp dày, kiến trúc hạt biến tinh,
kích thước hạt nhỏ đến trung bình, với thành phần khoáng vật chủ yếu là
calcit, thành phần hoá học có CaO đóng vai trò chủ đạo, hàm lượng các
nguyên tố kim loại nặng và phóng xạ rất thấp. Đá có màu trắng thuần khiết,
có độ bền màu và độ bóng cao. Kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở khoa
học cho việc định hướng, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản (đá hoa)
tại vùng Tân Lập nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-08
Chuyên mục
Bài viết