Đánh giá liều chiếu xạ tự nhiên khu vực mỏ đất hiếm Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

  • Nguyễn Văn Dũng
  • Trịnh Đình Huấn
  • Tuong Van Phan
Từ khóa: Hoạt độ phóng xạ,Mỏ đất hiếm,Mường Hum,Môi trường phóng xạ,Liều hiệu dụng hàng năm

Tóm tắt

Mỏ đất hiếm chứa hàm lượng cao các nhân phóng xạ tự nhiên (238U, 232Th và 40K) thuộc xã Mường Hum, Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là mỏ có trữ lượng tài nguyên đất hiếm lớn của Việt Nam sẽ được đưa vào khai thác, chế biến trong thời gian tới. Hoạt độ các nhân phóng xạ tự nhiên trong môi trường không khí, đất, nước và liều hiệu dụng hàng năm là những thông số quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của phóng xạ đến môi trường khi mỏ đi vào hoạt động khai thác, chế biến quặng đất hiếm. Điều tra, xác định hoạt độ phóng xạ trong đất, nước, thực vật tại mỏ đất hiếm Mường Hum bằng hệ phương pháp đo khí phóng xạ (RAD-7), suất liều bức xạ gamma (DKS-96), phân tích mẫu bằng khối phổ kế ICP-MS được thực hiện trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, một số mẫu đất có hoạt độ các hạt nhân phóng xạ 238U, 232Th cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Giá trị liều hiệu dụng hàng năm tại khu vực cao gấp 6,1 lần so với trung bình thế giới (2,4 mSv/năm). Kết quả đạt được là cơ sở để theo dõi tác động của môi trường phóng xạ và đưa ra các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các chất phóng xạ đến môi trường sinh thái khi mỏ đi vào khai thác, chế biến quặng đất hiếm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-14
Chuyên mục
Bài viết