Thành phần khoáng vật Cr - spinel và pyroxen của đá metagabbro phức hệ Núi Ngọc khu vực Tam Kỳ: bằng chứng về magma cung đảo

  • Ngô Xuân Thành 1
  • Nguyễn Khắc Du
  • Vũ Anh Đạo
  • Phạm Thị Chi
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • Phạm Ngọc Dũng
Từ khóa: COD,Cr - spinel, pyroxen,Ophiolit TPSZ,Paleozoi sớm,Tam Kỳ - Phước Sơn

Tóm tắt

Các thành tạo metagabbro chứa hornblend và biotit thuộc phức hệ Núi Ngọc lộ ra thành một số khối nhỏ phía tây bắc Thành phố Tam Kỳ trong đới xáo trộn Tam Kỳ - Phước Sơn. Các thành tạo này bị biến chất và bị biến dạng mylonit yếu, thành phần khoáng vật tạo đá gồm chủ yếu là pyroxen xiên và pyroxen thoi, plagioclas, olivin, hornblend, biotit và rất ít Cr - spinel hạt nhỏ. Kết quả phân tích địa hóa khoáng vật pyroxen và Cr - spinel trong các đá metagabbro chứa hornblend và biotit cho thấy: (1) các khoáng vật pyroxen xiên có hàm lượng Al2O3 (3,2÷3,5 %), TiO2 (0,70÷0,82) thấp, (2) khoáng vật Cr - spinel thấp TiO2 (0,23÷0,58%)và Mg# (100* (Mg/ (Mg+Fe2+)) (32÷42) thấp nhưng Cr# (Cr/ (Cr+Al)) trung bình (45÷52). Những đặc điểm này khá tương đồng với đặc trưng các đá được hình thành liên quan đến đới hút chìm kiểu cung đảo ghi nhận được từ kết quả nghiên cứu các đá plagiogranit phức hệ Điệng Bông trong khu vực. Các kết quả của công trình này cùng với các kết quả nghiên cứu trước đây trong đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn cho thấy sự tồn tại của kiểu magma: cung đảo, cung lục địa và kiểu vỏ đại dương trong rìa bắc địa khối Kon Tum.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-14
Chuyên mục
Bài viết