Nghiên cứu giải pháp kết nối các mỏ cận biên tại bể Cửu Long để xử lý và vận chuyển sản phẩm dựa trên hệ thống công nghệ, thiết bị khai thác hiện có

  • Nguyễn Văn Thịnh
Từ khóa: Bảo đảm dòng chảy,Mỏ cận biên,Thu gom vận chuyển

Tóm tắt

Hiện nay, tại Bể Cửu Long đang có một hệ thống lớn gồm cơ sở hạ tầng công trình biển và thiết bị xử lý phục vụ cho hoạt động khai thác dầu khí. Tuy nhiên, phần lớn các mỏ đang khai thác đã trải qua giai đoạn khai thác đỉnh cao và đang ở giai đoạn suy thoái sản lượng, dẫn tới dư công suất dư của thiết bị. Giải pháp phát triển kết nối các mỏ nhỏ vào hệ thống thiết bị sẵn có ở lân cận đã được triển khai áp dụng hiệu quả đối với các mỏ như Giàn đầu giếng Cá Ngừ Vàng kết nối về giàn công nghệ trung tâm số 3 (CPP-3) mỏ Bạch Hổ; các giàn nhẹ RC-04 và RC-DM thuộc mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi kết nối về giàn RC-1 thuộc hệ thống thiết bị mỏ Rồng; các giàn đầu giếng mỏ Hải Sư Đen, Hải Sư Trắng kết nối về giàn H4-TGT thuộc hệ thống thiết bị khai thác mỏ Tê Giác Trắng,… Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, việc nghiên cứu khả năng sử dụng công nghệ và hệ thống thiết bị sẵn có để kết nối các mỏ mới, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng thiết bị và giảm chi phí. Bài báo trình bày một số giải pháp kết nối hiệu quả các mỏ cận biên trong quá trình thu gom, xử lý và vận chuyển sản phẩm, nhằm sử dụng triệt để các thiết bị công nghệ sẵn có của các mỏ hiện hữu. Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề cho việc đưa các phát hiện, cấu tạo dầu khí nhỏ trong tương lai vào khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-16
Chuyên mục
Bài viết