Sử dụng mô hình thực nghiệm để nghiên cứu các tính chất của bê tông chất lượng cao hạt mịn

  • Tăng Văn Lâm
  • Vũ Kim Diến
  • Ngô Xuân Hùng
  • Bulgakov Boris Igorevich
  • Đỗ Minh Chiến
  • Nguyễn Văn Dương
Từ khóa: Cường độnén,Bê tông chất lượng cao hạt mịn,Biến ảnh hưởng,Hàm mục tiêu

Tóm tắt

Bài báođã sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm bậc hai để dự đoán và mô phỏng ảnh hưởng của tỷ lệ nước –xi măng (N/X) và cát –chất kết dính (C/CKD) đến các hàm mục tiêu là độ chảy xòe của hỗn hợp bê tông và cường độ nén của mẫu bê tông chất lượng cao hạt mịn(BTCLCHM). Kết quả nghiên cứucho thấy, từ nguồn vật liệu ở Việt Nam có thể chế tạo được BTCLCHMvớiđộ chảy xòe trong côn mini là 18,5 cm, cường độ nén và cường độ kéo khi uốn ở tuổi 28 ngày lần lượt là 68,5 MPa và 6,13 MPa.Mặt khác, từ các hàm mục tiêu chỉ ra rằng cả hai biến N/X và C/CKD đều có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình thực nghiệm. Sử dụng phần mềm Matlab đã biểu diễn được các bề mặt biểu hiện và đường đồng mức của đối tượng nghiên cứu.Đồng thời,giá trị cường độ nén lớn nhất tạituổi 28 ngày của mẫu BTCLCHMđượcxác địnhlà69,84 MPa tại N/X=0,326và C/CKD=1,315. Đóng góp của nghiên cứu này là thu được các hàm hồi quy để dự đoán các tính chất cơ –lý của BTCLCHMsẽ sử dụng trong các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo
   
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-24
Chuyên mục
Bài viết