Đặc điểm thành phần thạch học và cấu trúc các đá phiến chứa granat của hệtầng Nậm Cô, khu vực Sơn La, đới khâu Sông Mã, Tây Bắc Việt Nam

  • Bùi Vinh Hậu
  • Trần Thanh Hải
  • Ngô Xuân Thành
  • Ngô Thị Kim Chi
Từ khóa: Đá phiến chứa granat,Đới khâu Sông Mã,Hệ tầng Nậm Cô

Tóm tắt

Các đá phiến chứa granat thuộc hệ tầng Nậm Cô, khu vực Sơn La có tổ hợp cộng sinh khoáng vật bao gồm granat, chlorit, albit, thạch anh và muscovit, đi cùng với các khoáng vật phụ như apatit, zircon, monazit, xenotin, ilmelit. Tổ hợp muscovit và chlorit cấu thành mặt phiến chính trong đá (Sn). Albit và granat có cấu trúclà các hạt ban tinh, kích thước lần lượt từ 0,2÷1,0mm và 0,5÷1,2 mm. Các ban tinh albit thường có giàu các thể tù là các khoáng vật có trước như thạch anh, muscovit, chlorit, zircon, granat, các khoáng vật này sắp xếp định hướng bên trong albit tạo thànhdấu vết của mặt phiến có trước (Sn-1). Ban tinh granat thường nghèo các thể tù, bị biến đổi ở rìa và bị thay thế bởi khoáng vật thứ sinh như biotit, chlorit. Ban tinh granat có sự thay đổi thành phần từ trong nhân ra ngoài rìa, được thể hiện bởi sự giảm dần của thành phần spessatin tương ứng với sự tăng dần của thành phần almandin. Granat dạng thể tù trong ban tinh albit có thành phần tương đối đồng nhất, với thành phần giàu almandin và nghèo spessatin, pyrop và grossula. Đặc điểm thành phần khoáng vật và cấu trúc trên cho thấy có ít nhất 2 pha biến chất và biến dạng chính đã tác động lên các đá pelit trong khu vực    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-24
Chuyên mục
Bài viết