Đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm – Khuổi Mạn

  • Nguyễn Phương
  • Nguyễn Phương Đông
  • Nguyễn Thị Hương
  • Lê Thị Hương
  • Đỗ Văn Định
Từ khóa: Bắc Kạn,Khoáng sản chì - kẽm, Phia Đăm - Khuổi Mạn.

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm quặng hóa chì - kẽm khu vực Phia Đăm - Khuổi Mạn trên cơ sở áp dụng phương pháp địa chất truyền thống, kết hợp phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất và phương pháp toán thống kê. Khu vực nghiên cứu tồn tại hai kiểu hình thái thân quặng: Kiểu thứ nhất, gồm các thân quặng phát triển theo mặt lớp dạng giả tầng, phân bố trong cấu trúc nếp lồi (khu Phia Đăm) hoặc dạng đơn nghiêng (khu Khuổi Mạn); kiểu thứ hai, gồm các thân quặng dạng mạch, lấp đầy các hệ thống khe nứt, đới dập vỡ phát triển dọc đứt gãy phương tây bắc - đông nam. Khoáng vật tạo quặng nguyên sinh chủ yếu là galena, sphalerit, pyrit, chalcopyrit; khoáng vật phi quặng gồm calcit, dolomit, thạch anh. Quặng có cấu tạo dạng ổ, gân mạch, mạng mạch, mạch xâm tán, dải, đốm, đôi chỗ dạng dăm kết. Yếu tố liên quan và khống chế quặng hóa chì - kẽm trong khu vực Phia Đăm - Khuổi Mạn là hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam và yếu tố thạch địa tầng. Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình đến thấp (162 - 3080C), với tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trưng thạch anh - sphalerit – galena - chancopyrit.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-31
Chuyên mục
Bài viết