Nghiên cứu lựa chọn vị trí cất cánh cho thiết bị bay không người lái tích hợp GNSS động phục vụ đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cho các mỏ lộ thiên

  • Lê Văn Cảnh
  • Cao Xuân Cường,
  • Lê Thị Thu Hà
Từ khóa: Chiều cao bay chụp,DSM,Mỏ lộ thiên,UAV/RTK,Vị trí cất cánh.

Tóm tắt

Thiết bị bay không người lái (UAV) đang được ứng dụng rộng rãi trong công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa hình. Gần đây, UAV được tích hợp thêm thiết bị định vị tâm ảnh bằng công nghệ GNSS động (UAV/RTK) đã giúp tăng cường khả năng đo vẽ thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ này. Hiện nay, trong thực tế sản xuất, DJI Phantom 4 RTK (P4K) là UAV/RTK được quan tâm nhiều do thiết bị này nhỏ gọn, giá thành thấp. Đối với các địa hình có chênh cao thay đổi lớn như các mỏ lộ thiên thì việc xác định được vị trí cất cánh của máy bay sẽ quyết định đến độ chính xác của mô hình số bề mặt (DSM) và an toàn của hoạt động bay chụp. Bài báo này sẽ giới thiệu phương pháp xác định vị trí cất cánh phù hợp cho P4K khi bay chụp phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cho mỏ lộ thiên. Để thực hiện mục tiêu này, tại mỏ than Cọc Sáu, khu vực rộng khoảng 80 ha có chênh cao địa hình lớn (∼300m), được khảo sát để xác định vị trí cất cánh cho P4K. Máy bay được chọn cất cánh tại hai vị trí có độ cao +50 m và +160 m, với vị trí sâu nhất của địa hình mỏ (- 60 m) vẫn đảm bảo độ chính xác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn theo qui phạm trắc địa mỏ. DSM được thành lập từ ảnh bay chụp P4K kết hợp với 02 điểm khống chế ảnh mặt đất có độ chính xác ở mức độ cm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-31
Chuyên mục
Bài viết