Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Cô Tô

  • Ngô Thị Kim Chi
  • Hoàng Văn Long
  • Phan văn Bình
  • trịnh nguyên tính
  • Đỗ Từ Trung
  • Nguyễn Hữu Hiệp
  • Đào Văn Nghiêm
Từ khóa: Đảo Cô Tô,Đặc điểm trầm tích,Trầm tích tầng mặt.

Tóm tắt

Các tác giả đã thu thập 552 mẫu độ hạt và 33 mẫu định lượng khoáng vật trong trầm tích tầng mặt tại vùng biển đảo Cô Tô, Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam để xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc trầm tích. Các phương pháp khảo sát địa chất, phân tích thành phần độ hạt và định lượng khoáng vật đã được sử dụng để làm sáng tỏ đặc điểm trầm tích tầng mặt tại khu vực này. Qua kết quả nghiên cứu thành phần độ hạt đã cho thấy trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Cô Tô gồm 10 trường khác nhau: sạn cát, cát sạn, cát, cát bùn sạn, cát lẫn sạn, cát bùn, cát bùn lẫn sạn, cát bột, sạn cát bùn và bùn cát. Kết quả phân tích định lượng khoáng vật chứng tỏ rằng trầm tích vùng biển đảo Cô Tô chứa chủ yếu là thạch anh (72,0÷90,6%), ít mảnh đá, felspat, mica và rất ít vụn vỏ sinh vật. Điều này chỉ ra rằng, lục địa là nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu cho trầm tích tầng mặt ở khu vực nghiên cứu. Sự phân bố của các trường trầm tích phức tạp. Khu vực phía Đông - Đông Nam vùng nghiên cứu, phân bố các trầm tích theo quy luật tỷ trọng, gần bờ là thô (sạn, cát lẫn sạn,...), xa bờ là các hạt mịn hơn (cát bùn sạn, cát bột,...), độ chọn lọc kém. Chứng tỏ khu vực ở này quá trình vận chuyển trầm tích chiếm ưu thế, năng lượng dòng chảy bị chi phối bởi bề mặt địa hình ven đảo và đáy biển. Trong khi đó, ở khu vực phía Tây - Tây Bắc đảo Cô Tô địa hình đáy biển phức tạp, trầm tích hạt thô (sạn, cát), độ mài tròn kém, cho thấy yếu tố thủy động lực ở đây đóng vai trò quan trọng trong sự phân dị trầm tích

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-25
Chuyên mục
Bài viết