Mức độ phong hóa hóa học ở lưu vực sông Ba, Nam Trung Bộ dựa trên nghiên cứu đặc điểm địa hóa nguyên tố chính trong trầm tích sông hiện đại và đá trầm tích

  • Phạm Như Sang
  • Nguyễn Tiến Dũng
  • Khương Thế Hùng
  • Phạm Thị Thanh Hiền
  • Tạ Thị Toán
  • Võ Thị Công Chính
Từ khóa: Phong hóa hóa học, Địa hóa nguyên tố chính, Lưu vực sông Ba

Tóm tắt

Địa hóa nguyên tố chính từ các mẫu đá trầm tích tuổi Miocen và trầm tích sông hiện đại ở lưu vực sông Ba, Nam Trung Bộ, Việt Nam được sử dụng để đánh giá mức độ phong hóa hóa học ở lưu vực này trong Miocen và thời điểm hiện tại. Các mẫu trầm tích được phân tích bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang tia X (XRF) cho thấy đá trầm tích Miocen thường chứa SiO2 và K2O cao hơn và Al2O3, Fe2O3, TiO2, MgO, Na2O, MnO, CaO, P2O5 thấp hơn so với trầm tích sông hiện đại. Số liệu phân tích địa hóa nguyên tố chính trong đá trầm tích Miocen và trầm tích sông hiện đại cho thấy sự di chuyển mạnh mẽ của các nguyên tố Ca, Na và Mg hơn các nguyên tố K và Si trong quá trình phong hóa hóa học. Sự suy giảm tương đối tương đồng của Na, Ca, Mg, Si và K trong trầm tích sông hiện đại so với đá trầm tích Miocen cho thấy mức độ phong hóa hóa học trong thời kỳ Miocen và thời điểm hiện tại không có sự khác biệt lớn. Kết quả tính toán cho thấy chỉ số hóa học thay đổi (CIA - Chemical Index of Alteration) từ 60÷93 (trung bình 74) trong đá trầm tích Miocen và từ 69÷78 (trung bình 77) trong trầm tích sông hiện đại chứng minh mức độ phong hóa hóa học trung bình ở lưu vực sông Ba xảy ra trong giai đoạn Miocen và thời điểm hiện tại.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-16
Chuyên mục
Bài viết