Vai trò của gia đình đối với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

  • Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo
  • Nguyễn Ngọc Mai

Tóm tắt

Gia đình là đơn vị xã hội nhỏ, nhưng lại là một thiết chế gắn bó chặt chẽ với từng cá nhân và có quan hệ chi phối đến từng cá nhân. Nhìn nhận mối quan hệ gia đình và tín ngưỡng tôn giáo là cách tiếp cận mới cần được làm rõ để phát huy những yếu tố tích cực của chức năng gia đình trong việc hình thành tư duy, nhận thức của các cá nhân thành viên của gia đình với vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và ngược lại làm rõ được vai trò của tín ngưỡng tôn giáo với sự hình thành lối sống, nhân cách và đạo đức của con người Việt Nam, góp phần phát triển bền vững các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và thực hiện tốt vai trò của gia đình với xã hội. Ở bài viết này chúng tôi chỉ đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa gia đình & tín ngưỡng tôn giáo trên một số phương diện sau: (1) Gia đình với tư cách là một đơn vị xã hội trực tiếp thực hành các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo; (2) Gia đình với chức năng giáo dục, nuôi dưỡng, bảo vệ  và hình thành nhân cách  cho con người đã gián tiếp lưu giữ, bảo lưu các hình thức sinh hoạt tôn giáo; (3) Gia đình với thiết chế đặc trưng riêng biệt đã tham gia vào quá trình  điều chỉnh, định hướng tư duy tôn giáo, phát triển các giá trị tôn giáo cho các thành viên của mình.

Từ khóa: Vai trò, gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-19
Chuyên mục
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC