BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA VIỆC NGƯỜI THỨ BA THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • Nguyễn Thị Dịu Hiền

Tóm tắt

  Cho vay là nghiệp vụ tín dụng chính, quan trọng và là hoạt động sinh lời chủ yếu tại các ngân hàng thương mại. Song hành với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là các biện pháp bảo đảm tiền vay, nhằm bảo đảm việc trả nợ vốn vay, ngăn ngừa vi phạm và khắc phục những hậu quả do vi phạm nghĩa vụ trả nợ gây ra. Trong các cách thức bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại, thì thế chấp tài sản của người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã và đang phổ biến. Thực tiễn của hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cho thấy, khi thế chấp tài sản của người thứ ba, phát sinh hai trường hợp: Một là, thế chấp tài sản của người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay; hai là, người thứ ba (người bảo lãnh) thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Vũ Thế Hoài, 2019). Bài viết nghiên cứu, phân tích, bình luận quy định pháp luật về thế chấp tài sản của người thứ ba trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại, từ đó, làm rõ bản chất pháp lý cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nội dung này.

Từ khóa: hợp đồng thế chấp tài sản của người thứ ba, hoạt động cho vay, thế chấp tài sản

 

 

 

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-20
Chuyên mục
Bài viết