HÌNH TƯỢNG NAM GIỚI VÀ DIỄN NGÔN VỀ TÌNH YÊU – HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN NGẮN CHỮ HÁN VIỆT NAM THẾ KỶ XV ĐẾN XIX

  • Nguyễn Đức Toàn
Từ khóa: Tự sự, trung đại, truyện ngắn chữ Hán, nam giới, tình yêu và hôn nhân.

Tóm tắt

Ở loại hình tự sự trung đại Việt Nam, truyện ngắn chữ Hán giữ vai trò tiên phong.
Nhân vật nam trong truyện đề tài tình yêu và hôn nhân gia đình được nhà văn khắc họa phần
lớn trong thời điểm hệ tư tưởng phong kiến bắt đầu suy tàn (đặc biệt là những sáng tác từ thế
kỷ XVI). Khuynh hướng phản ánh hiện thực hình thành, tư tưởng nhân đạo tiếp tục được duy
trì ở hoàn cảnh mới và ý thức cao độ về con người cá nhân dẫn đến sự “lưỡng hóa” hình tượng
nam nhi trong các sáng tác. Phản ánh những bi kịch trong tình yêu và hôn nhân, các nhà văn
thể hiện sự cảm thông và trao cho nhân vật niềm tin vào cuộc sống. Ẩn sâu trong những sáng
tác là sự nghiệm sinh sâu sắc về khát vọng nhân bản. Hiện tượng phân hóa đa cực nhân vật
nam giới đã thể hiện cảm quan đời sống mới, đánh dấu bước chuyển tự thân về tư tưởng của
các nhà nho. Bằng sự cách tân một số thủ pháp nghệ thuật, con người hiện lên chân xác, sinh
động qua cách thức thể hiện hành động cho đến đời sống nội tâm. Sự biến thiên của yếu tố kỳ
ảo đặt trong mạch vận động của văn chương trung đại thực sự là bước tiến quan trọng trong
tư duy nghệ thuật, đưa văn học tiệm cận với hiện thực cuộc sống. Điều đó tạo tiền đề cho sự
ra đời của nền văn học hiện đại, là dấu hiệu quan trọng của quá trình dân chủ hóa dòng văn
học trung đại ở nước ta.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-10
Chuyên mục
Bài viết