HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI “BÉ MỌN”, SUY TƯ TRONG DIỄN NGÔN TRUYỆN NGẮN KHU VỰC NGOẠI BIÊN GIAI ĐOẠN 1945 – 1975

  • Hoàng Thị Thu Giang
Từ khóa: Truyện ngắn, diễn ngôn, ngoại biên, giai đoạn 1945 - 1975, con người

Tóm tắt

Bất kì nền văn hóa, văn học nào, ở mọi yếu tố, cấp độ cũng có phần trung tâm và
ngoại biên. Với văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng giai đoạn 1945 – 1975 cũng vậy.
Ở truyện ngắn cách mạng - diễn ngôn truyện ngắn khu vực trung tâm, thế giới hình tượng
mang tính sử thi đậm nét với những con người trong chiến đấu thì gan dạ, dũng cảm; trong
lao động thì sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước công việc được
giao, trong đời thường cũng luôn sống với những tình cảm lớn, gắn với quốc gia, dân tộc.
Trong khi đó, ở diễn ngôn truyện ngắn khu vực ngoại biên, thế giới hình tượng được kiến
tạo theo tinh thần hướng về đời sống nhân sinh. Ở giai đoạn sau nhìn lại, có thể thấy thế
giới hình tượng của truyện ngắn khu vực ngoại biên này đã góp phần mang lại cái nhìn
toàn diện hơn về cuộc sống, thời đại giai đoạn 30 năm sau cách mạng tháng Tám. Bài viết
này tập trung làm sáng tỏ một phần điều đó.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-27
Chuyên mục
Bài viết