MỘT SỐ “HÓA THẠCH” CỦA VĂN HÓA SÔNG NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DAO VIỆT NAM

  • Bàn Tuấn Năng
Từ khóa: Người Dao Việt Nam, nguồn gốc lịch sử người Dao, hóa thạch ngoại biên, văn hóa sông nước, chứng tích văn hóa

Tóm tắt

Là tộc người di cư đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XX bằng
cả hai đường thủy và bộ, ngày nay người Dao chủ yếu cư trú, canh tác tại các vùng có đồi
núi cao thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Quảng Ninh, Hòa Bình,… Khoảng sau những
năm 1990, một bộ phận người Dao di cư vào phía Nam, cư trú tại các tỉnh thuộc khu vực
Tây Nguyên (1) và Đông Nam Bộ mới có điều kiện canh tác tại khu vực cao nguyên, địa hình
tương đối bằng phẳng. Mặc dù cư trú chủ yếu tại khu vực đồi núi, nhưng các nghiên cứu
do tác giả tổng hợp, so sánh, đối chiếu trong khoảng 15 năm qua cho thấy dấu tích văn
hóa (hóa thạch văn hóa) của nhiều nhóm Dao có liên quan đến văn hóa sông nước. Trong
phạm vi bài viết này, xin đưa ra một số chứng tích liên quan đến văn hóa sông nước trong
đời sống tâm linh của người Dao ở Việt Nam. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên được công
bố về một vấn đề còn khá mới mẻ của người Dao Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-16
Chuyên mục
Bài viết