THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THEO HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI KHU VỰC TÂY BẮC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  • Lê Thị Như Quỳnh
  • Ngô Quang Sơn

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, các trường phổ thông dân tộc nội trú ở các tỉnh miền núi khu vực Tây Bắc đã chú trọng hơn tới việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt theo hướng phát triển kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng tránh thiên tai khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số chưa có một chương trình, biện pháp, cách thức thực hiện cụ thể, nên việc thực hiện còn nhiều hạn chế bất cập. Đa số ở các trường phổ thông dân tộc nội trú vẫn còn hiện tượng cán bộ quản lý áp đặt các hoạt động giáo dục cụ thể cho từng giáo viên, làm cho các hoạt động giáo dục diễn ra cùng một lúc, cùng một nội dung, cùng một phương pháp, không có sự bứt phá và chưa quan tâm nhiều đến hoạt động chủ đạo của học sinh dân tộc thiểu số. Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng để đưa ra các biện pháp hữu hiệu đối với quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng giáo dục kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu phòng tránh thiên tai khu vực Tây Bắc là một việc hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-21
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ