Thế chấp tài sản trí tuệ - Những khía cạnh pháp lý và thực tiễn thi hành.

  • Hoàng Lan Phương*
Từ khóa: tài sản đảm bảo, tài sản trí tuệ, thế chấp, thế chấp tài sản trí tuệ.

Tóm tắt

Việc sử dụng tài sản trí tuệ (TSTT) như một tài sản đảm bảo cho quá trình thế chấp đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, nhưng tại Việt Nam đây là một vấn đề còn tương đối mới. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định về việc chấp nhận tài sản đảm bảo khi vay vốn là TSTT. Đây được coi là một cơ hội mở cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện thực hoá việc vay vốn kinh doanh bằng TSTT. Tuy nhiên, để có thể vay vốn bằng việc thế chấp TSTT tại các ngân hàng ở Việt Nam là điều không dễ dàng. Những khó khăn có thể xuất phát từ việc chưa có những hướng dẫn chi tiết, từ phía pháp luật hoặc từ chính bản chất “vô hình” của TSTT, dẫn tới khó khăn trong định giá TSTT khi thế chấp, xử lý TSTT sau khi bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ... Bài viết phân tích những khía cạnh pháp lý, từ đó chỉ ra những khó khăn trong thực hiện các giao dịch thế chấp TSTT tại Việt Nam hiện nay.

Tác giả

Hoàng Lan Phương*

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-03
Chuyên mục
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN