Đánh giá đa dạng di truyền các quần thể cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng 20 chỉ thị phân tử microsatellite mới phát triển

  • Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Hoàng Thông, Nguyễn Hồng Lộc
  • Nguyễn Minh Thành, Trần Hoàng Gia Linh, Lê Hoàng Khôi Nguyên*
Từ khóa: cá Tra, chỉ thị microsatellite, đa dạng di truyền, Pangasianodon hypophthalmus.

Tóm tắt

Cá Tra - Pangasianodon hypophthalmus là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng mang lại giá trị xuất khẩu lớn tại Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng 26 chỉ thị microsatellite mới phát triển từ trình tự hệ gen cá Tra để đánh giá đa dạng di truyền 3 quần thể cá Tra tự nhiên (Biển Hồ, Cửu Long và Kratie) nhằm phục vụ cho Chương trình chọn giống cá Tra. Nghiên cứu phát hiện 6/26 locus có tần số alen ảo đáng kể và sai khác với định luật Hardy-Weinberg. Đối với 20 locus không mang alen ảo, nghiên cứu đã xác định được tổng cộng 255 alen, dao động từ 7 đến 21 alen mỗi locus, trong đó có nhiều alen đặc trưng cho quần thể. Kết quả phân tích trên 20 locus cho thấy, hệ số đa hình trung bình PIC=0,783; tỷ lệ dị hợp tử quan sát Ho=0,809; tỷ lệ dị hợp tử mong đợi He=0,812; hệ số cận huyết Fis=-0,0147 (Fis <0). Kết quả này cho thấy các quần thể cá Tra có mức độ đa dạng di truyền cao, phù hợp cho công tác chọn giống lâu dài. Kết quả phân tích AMOVA, kiểm định giá trị FST và so sánh khoảng cách di truyền DST cho thấy, 3 quần thể cá Tra có sự thay đổi mức độ phân tử nhỏ, trong đó quần thể Kratie có khoảng cách di truyền đáng kể so với hai quần thể còn lại.

Tác giả

Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Hoàng Thông, Nguyễn Hồng Lộc

Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản II

Nguyễn Minh Thành, Trần Hoàng Gia Linh, Lê Hoàng Khôi Nguyên*

Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-22
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP