Xây dựng đặc điểm vi học và mã vạch ADN phục vụ định danh cây cam thảo Đá Bia.

  • Thái Hồng Đăng*, Hoàng Xuân Lâm , Bùi Ngọc Duy, Huỳnh Kim Quyên
  • Thái Hồng Đăng, Dương Nguyên Xuân Lâm, Trần Thị Vân Anh
  • Thái Hồng Đăng*
  • Huỳnh Thị Hồng Phượng
Từ khóa: ADN, cam thảo Đá Bia, ITS, Jasminanthes tuyetanhiae, rbcL, vi học.

Tóm tắt

Cam thảo Đá Bia (CTĐB) Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda, Apocynaceae là loài cây đặc hữu của vùng núi Đá Bia, Tuy Hòa, Phú Yên. Bộ phận thân và rễ của cây có vị ngọt, được các thầy thuốc địa phương sử dụng thay thế cam thảo bắc trong các bài thuốc cổ truyền. Với mục đích phát triển cây thuốc trong tương lai, các tác giả thực hiện nghiên cứu đặc điểm vi học và phân tích trình tự gen ITS, rbcL để làm cơ sở cho việc định danh cây thuốc này. CTĐB có cấu tạo vi phẫu đặc trưng của các cây họ Apocynaceae như ống nhựa mủ thật, libe quanh tủy và cụm tế bào sợi vách cellulose. Trình tự đoạn ITS1-5.8S rARN-ITS2 và rbcL của mẫu lá non CTĐB đã được công bố trên ngân hàng GenBank NCBI với mã MT084410.1 và MT089916, so sánh với trình tự ADN của mẫu đối chứng Jasminanthes mucronata (Blanco) W.D. Stevens & P.T.L có mức độ tương đồng lần lượt là 92,69 và 100%. Đây là lần đầu tiên trình tự gen cây CTĐB được nghiên cứu và công bố, đoạn ITS1-5.8S rARN-ITS2 và rbcL có tiềm năng làm mã vạch ADN dùng cho định danh CTĐB.

Tác giả

Thái Hồng Đăng*, Hoàng Xuân Lâm , Bùi Ngọc Duy, Huỳnh Kim Quyên

Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dược liệu miền Trung

Thái Hồng Đăng, Dương Nguyên Xuân Lâm, Trần Thị Vân Anh

Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Thái Hồng Đăng*

Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

Huỳnh Thị Hồng Phượng

Công ty TNHH MTV Sinh hóa Phù Sa

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-17
Chuyên mục
KHOA HỌC Y - DƯỢC