Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển đông nam Việt Nam

  • Nguyễn Thị Mỹ Dung1, 2, Nguyễn Phú Hòa2*, Phan Quỳnh Trâm3, 4
Từ khóa: cá Măng sữa Chanos chanos, đặc điểm hình thái học, kiểu hình “Normal type”, tỷ lệ hình thái học, vùng biển đông nam Việt Nam.

Tóm tắt

Để mô tả đặc điểm hình thái học, so sánh và phân nhóm kiểu hình quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thu thập 200 mẫu cá Măng sữa có chiều dài tiêu chuẩn SL≥200 mm trên khu vực 6 tỉnh/thành phố ven biển từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó tiến hành phân tích 10 tính trạng chất lượng, 25 tính trạng số lượng và tỷ lệ hình thái học, so sánh dựa trên phương pháp lập bảng và đồ thị phân tán. Với giá trị k=0,02 và 0,0211 cho thấy, quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam cùng nguồn gốc phát sinh với quần thể cá Măng sữa Philippines. Kết quả SL/BD là 3,89 (cao hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn là 3,5), thể hiện cơ thể cá có cấu trúc thuôn dài điển hình cho nhóm “Kiểu hình thông thường” (Normal type). Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài khẳng định, quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskall, 1977) thuộc nhóm “Kiểu hình thông thường”, được nuôi phổ biến nhất hiện nay.

Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Dung1, 2, Nguyễn Phú Hòa2*, Phan Quỳnh Trâm3, 4

1Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
2Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
4Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-06
Chuyên mục
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP