Đánh giá sự biến đổi thành phần phóng xạ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai.

  • Nguyễn Văn Dũng1*, Trịnh Đình Huấn2, Đào Đình Thuần1
Từ khóa: khai thác chế biến quặng đồng, mỏ Sin Quyền, thành phần phóng xạ môi trường.

Tóm tắt

Mỏ đồng Sin Quyền được đưa vào khai thác từ năm 1992 trên diện tích 140 ha, với trữ cấp 121 được đánh giá là 650.000 tấn, sản lượng kim loại ước tính 10.000 tấn/năm. Hiện nay mỏ được cấp phép mở rộng quy mô khai thác ở khu Đông và khu Tây với diện tích là 210 ha, tổng trữ lượng khoảng 55 triệu tấn quặng đồng, hàm lượng quặng trung bình 2,52%, hàm lượng urani trong quặng đồng từ 25÷120 ppm, hàm lượng thori khoảng 3÷15 ppm. Mỏ đang được khai thác với khối lượng đất đá hàng năm 8,1 triệu m3, hai dây chuyền chế biến với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn quặng nguyên khai. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự gia tăng các thành phần phóng xạ môi trường do hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng tại khai trường, xưởng tuyển, bãi thải và phát tán các chất phóng xạ đến môi trường xung quanh; đồng thời đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm nhẹ ảnh hưởng tác hại ô nhiễm phóng xạ đối với cán bộ, công nhân tham gia sản xuất và khu vực dân cư lân cận.

Tác giả

Nguyễn Văn Dũng1*, Trịnh Đình Huấn2, Đào Đình Thuần1

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-05
Chuyên mục
KHOA HỌC TỰ NHIÊN