Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm.

  • Nguyễn Huy Thuần1, Nguyễn Văn Giang2*, Lê Thị Vân Anh2Huy Thuần, Nguyễn Văn Giang, Lê Thị Vân Anh
Từ khóa: khử màu, nước thải, phân huỷ sinh học, thuốc nhuộm.

Tóm tắt

Nước thải dệt nhuộm không qua xử lý, xả trực tiếp vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều phương pháp vật lý, hoá học như lọc, kết tủa, keo tụ đã được tiến hành, tuy nhiên giá thành cao, tiêu thụ nhiều năng lượng, tạo ra chất thải khó xử lý, ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải dệt nhuộm được xem là phương pháp thay thế vì giá thành không cao, thân thiện với môi trường. Nhiều chủng vi sinh vật thuộc các chi vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn và tảo có khả năng phân huỷ thuốc nhuộm. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích khảo sát khả năng khử màu thuốc nhuộm Red FN2BL của một số chủng vi khuẩn được phân lập từ nước thải dệt nhuộm. Ba chủng vi khuẩn A2, A9 và A14 có hiệu quả khử màu đã được tuyển chọn. Hiệu quả khử màu của chủng A9 (80,6%)>A14 (67,5%)>A2 (34,6%) trong điều kiện nuôi tĩnh; trong điều kiện nuôi lắc, hiệu quả phân huỷ thuốc nhuộm của chủng A9 (63,3%)>A14 (34,9%)>A2 (26,9%). Chủng A9 được chọn để khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường nuôi cấy. Hiệu quả khử màu của chủng A9 mạnh nhất khi trong môi trường nuôi cấy có nguồn carbon là tinh bột, nguồn nitơ là (NH4)2SO4, NH4Cl hay cao nấm men, mật độ vi khuẩn 5-15%, pH môi trường trong khoảng 6-7, nhiệt độ 35oC. Chủng A9 có tiềm năng ứng dụng xử lý nước thải dệt nhuộm.

Tác giả

Nguyễn Huy Thuần1, Nguyễn Văn Giang2*, Lê Thị Vân Anh2Huy Thuần, Nguyễn Văn Giang, Lê Thị Vân Anh

1Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao, Trường Đại học Duy Tân
2Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-07
Chuyên mục
KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ