Sự du nhập, phát triển và ý nghĩa của Phật giáo Trung Quốc ở Thuận Hoá vào các thế kỷ XVII-XVIII
Tóm tắt
Dưới thời chúa Nguyễn, Thuận Hoá là “thủ phủ”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo của chính quyền Đàng Trong. Ngay buổi đầu khởi nghiệp, chính quyền Đàng Trong đã công khai dựa vào Phật giáo để thu phục nhân tâm, cố kết cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hoá trên vùng đất mới. Nhưng Phật giáo ở Thuận Hoá nửa đầu thế kỷ XVII vẫn mang nặng âm hưởng của Phật giáo dân gian, chưa “đủ tầm” làm chỗ dựa tinh thần của xã hội mới. Do nhiều nguyên nhân, từ giữa thế kỷ XVII, xứ Đàng Trong, đặc biệt là Thuận Hóa, trở thành “điểm dừng chân” khai sơn dựng chùa, hoằng pháp của nhiều du tăng Trung Quốc thuộc nhiều Thiền phái. Xứ Thuận Hóa lần đầu tiên tiếp nhận pháp mạch của Thiền tông Trung Hoa với hai tông phái là Lâm Tế và Tào Động. Sự hiện diện của Lâm Tế và Tào Động với hệ thống lý luận hoàn chỉnh, phương pháp tu học đặc sắc, đã sáng tạo ra thiền phái mới mang bản sắc Đại Việt, hưng phát và lưu truyền đến tận ngày nay.