RANH GIỚI GIỮA NGƯỜI VÀ MÁY TRONG KỶ NGUYÊN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – GÓC NHÌN TỪ TRIẾT LÝ HIỆN SINH JEAN-PAUL SARTRE

  • TRẦN THỊ THẢO
Từ khóa: tự do, trí tuệ nhân tạo (AI), hiện sinh, Jean-Paul Sartre

Tóm tắt

Song song với việc tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng về khoa học kỹ thuật hướng tới phục vụ loài người, trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra những câu hỏi lớn về ranh giới giữa con người và máy móc trong việc sử dụng và phát triển công nghệ này. Điều đó hoàn toàn mâu thuẫn với triết lý hiện sinh của Jean-Paul Sartre khi nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do cá nhân và trách nhiệm của con người trong quá trình định hình nhân vị. Thông qua góc nhìn hiện sinh không tách rời tính biện chứng đa ngành, nghiên cứu xem xét những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến góc cạnh dường như được cho là bất khả xâm phạm về quyền riêng tư của mỗi cá nhân, những chuyển hóa nhân quả về phương diện đạo đức xã hội khi con người dần phụ thuộc vào máy móc và trí tuệ nhân tạo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-02-06
Chuyên mục
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC