VAI TRÒ CỦA LÀNG XÃ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC, KHOA CỬ NHO HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX (Nghiên cứu trường hợp làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An)

  • MAI PHƯƠNG NGỌC
  • VÕ VĂN THẬT
Từ khóa: làng xã, giáo dục, khoa bảng, Nho học, Quỳnh Đôi

Tóm tắt

Trong lịch sử giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam, nhiều vùng đất đã nổi danh là những vùng khoa bảng. Trong sự phát triển đó, làng xã có vai trò không nhỏ. Làng Quỳnh Đôi là đất học nổi tiếng không chỉ của xứ Nghệ mà của cả nước. Từ những quy định trong hương ước đến sự tồn tại của Hội Tư văn, Khoán Hội Tư văn, Văn từ đều cho thấy tinh thần trọng học, khuyến học bao trùm không khí của làng xã. Những chính sách đó của làng đã góp phần tạo nên truyền thống hiếu học và dòng chảy khoa bảng của xứ Nghệ nói riêng, của Việt Nam nói chung thời trung đại.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-20
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC