LÚA TRONG CÁC DI TÍCH ĐẤT ĐẮP DẠNG TRÒN Ở BÌNH PHƯỚC VÀ VIỄN CẢNH NGHIÊN CỨU

  • Nguyễn Khánh Trung Kiên
Từ khóa: di tích đất đắp dạng tròn, làng tròn, lúa cổ, Bình Phước, AMS, niên đại trực tiếp

Tóm tắt

Nghiên cứu liên ngành khảo cổ học và cổ thực vật học trong những năm gần đây đã phát hiện lúa thuần dưỡng (Oryza sativa japonica) trong các di tích đất đắp dạng tròn ở Bình Phước. Niên đại trực tiếp của những hạt lúa này được xác định khoảng 4.000 đến hơn 3.000 năm cách ngày nay, tương thích với tuổi của tầng văn hóa nơi được phát hiện. Các phát hiện này mang lại nhận thức mới, góp phần nhận diện rõ nét hơn về đời sống và sinh kế của chủ nhân những “làng tròn” thời tiền sử, chỉ ra họ đã biết đến nông nghiệp trồng lúa bên cạnh việc khai thác nguồn lợi từ môi trường tự nhiên. Kết quả này gợi mở viễn cảnh nghiên cứu với việc áp dụng kỹ thuật phân tích hiện đại như xác định niên đại trực tiếp hay di truyền học cho các loài thực vật cổ để góp phần tái hiện sự lan tỏa của nông nghiệp trồng ở Đông Nam Á lục địa.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-21
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC