PHÁT TRIỂN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO TRẺ EM DÂN TỘC QUA MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

  • Giang Đinh Lư
Từ khóa: tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thiểu số, gia đình, giáo dục ngôn ngữ.

Tóm tắt

Ở cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm người Hoa càng trẻ thì trình độ tiếng mẹ đẻ của họ càng kém, và các động cơ hội nhập và động cơ công cụ đã dường như tạo nên một trạng thái tiệm cận với song ngữ loại trừ: tiếng Việt, tiếng Anh và một phần nào đó tiếng Trung được học và nói thay cho tiếng mẹ đẻ. Trên cơ sở thực trạng đó, bài viết gợi ý một số phương pháp tạo môi trường giao tiếp tiếng mẹ đẻ cho gia đình người Hoa với những đặc thù giao tiếp nhất định. Các phương pháp gợi ý bao gồm: Mỗi người một ngôn ngữ, Ngôn ngữ thiểu số tại nhà, Phương pháp thời gian và địa điểm, Chính sách pha trộn ngôn ngữ, Hoà mã tần số cao…

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-29