XÂY DỰNG, RÀ SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TIÊU CHUẨN ABET VÀ AUN-QA CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Hương Nguyễn Hữu Diễm
Từ khóa: đánh giá, chuẩn đầu ra, ABET, AUN-QA. ABSTRACT: In recent years, the “Outcome-Based

Tóm tắt

Trong vài năm trở lại đây, triết lý “Outcome-Based Education” (tạm dịch: Giáo dục dựa trên kết quả đầu ra) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công tác thiết kế chương trình đào tạo, giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Theo tài  liệu của AUN-QA, “Outcome-Based Education” có nghĩa là: “Định nghĩa, tổ chức, hướng trọng tâm, và định hướng mọi khía cạnh của chương trình đào tạo vào những gì mà chúng ta muốn tất cả sinh viên thể hiện thành công khi họ hoàn thành khoá học”. “Outcome” ở đây có thể hiểu theo cụm từ được sử dụng phổ biến hiện nay là: Chuẩn đầu ra.

Triết lý trên chính là yếu tố quan trọng đối với nhiều bộ tiêu chuẩn kiểm định và đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của các tổ chức giáo dục quốc tế, bao gồm: Accreditation Board for Engineering Accreditation – viết tắt là ABET (Tổ chức Kiểm định các Ngành Đào tạo về Kỹ thuật và Công nghệ của Hoa Kỳ), và ASEAN University Network – Quality Assurance – viết tắt là AUN- QA (Tổ chức Đảm bảo Chất lượng thuộc Mạng lưới các Trường Đại học Đông Nam Á). Đây cũng là hai bộ tiêu chuẩn khá quen thuộc với các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các trường thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Bài viết này sẽ thảo luận định nghĩa chuẩn đầu ra, các yêu cầu cụ thể về việc xây dựng và rà soát chuẩn đầu ra trong hai bộ tiêu chuẩn ABET và AUN-QA. Ngoài ra, một số quan sát tổng quát về cách thức đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ABET cũng như AUN- QA sẽ được giới thiệu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-24