Nộp bài

Đăng nhập hoặc Đăng ký để thực hiện một Nộp bài.

Danh sách kiểm tra chuẩn bị nộp

Là một phần của quy trình gửi, các tác giả được yêu cầu kiểm tra sự tuân thủ của họ đối với tất cả các mục sau đây và các bài nộp có thể được trả lại cho các tác giả không tuân thủ các nguyên tắc này.
  • Bài nộp chưa được xuất bản trước đó, cũng không phải trước khi một tạp chí khác xem xét (hoặc một lời giải thích đã được cung cấp trong Nhận xét cho Biên tập viên).
  • Tệp nộp bài ở định dạng tệp tài liệu OpenOffice, Microsoft Word hoặc RTF.
  • Nếu có sẵn, URL cho các tài liệu tham khảo đã được cung cấp.
  • Các văn bản là khoảng cách đơn; sử dụng phông chữ 12 điểm; sử dụng chữ nghiêng, thay vì gạch chân (trừ địa chỉ URL); và tất cả các hình minh họa, số liệu và bảng được đặt trong văn bản tại các điểm thích hợp, thay vì ở cuối.
  • Văn bản tuân thủ các yêu cầu về phong cách và thư mục được nêu trong Hướng dẫn dành cho tác giả.

Hướng dẫn dành cho tác giả

         Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (Journal of Science and Technology QUI) được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động số 606/GP-BTTTT, ngày 29 tháng 12 năm 2022. Tạp chí JSTQUI có mã số tiêu chuẩn quốc tế điện tử e-ISSN: 2815-6145, là tạp chí đa ngành với mục tiêu đăng tải những tin bài mới về khoa học - kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, quốc tế và các bài báo khoa học lý thuyết và ứng dụng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của các chuyên ngành đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
I. THỂ LỆ CHUNG
1. Bản thảo của bài viết sau khi gửi tới Ban biên tập của Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI (JSTQUI) sẽ được kiểm tra với những quy định đã được công bố trên website của tạp chí. Bản thảo không đảm bảo đúng các quy định trong "Thể lệ gửi bài cho Tạp chí JSTQUI" sẽ không được xem xét đăng. Tòa soạn sẽ không trả lại bản thảo bài báo nếu không tuân thủ các quy định của Tạp chí.
2. Bản thảo bài báo nộp cho JSTQUI phải đảm bảo chưa từng được xuất bản trong nước và quốc tế hoặc nộp ở nơi khác;
3. Tác giả không được gửi bản thảo cho các tạp chí khác khi đang được xem xét tại JSTQUI;
4. Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo đã nộp, tính chính xác của các trích dẫn và tính hợp pháp của quyền tác giả theo Luật báo chí năm 2016 và bản sửa đổi năm 2018;
5. Tác giả phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng dữ liệu cá nhân và dữ liệu của công ty;
6. Tư liệu sử dụng trong bản thảo phải ghi rõ nguồn;
7. JSTQUI bảo lưu quyền từ chối bản thảo bài báo, ngay cả sau khi bản thảo đó đã được chấp nhận nếu phát hiện những vấn đề nghiêm trọng về nội dung khoa học hoặc vi phạm các chính sách xuất bản của JSTQUI;
8. Bản thảo bài báo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, đảm bảo chính xác về mặt chính tả, văn phong khoa học và ngữ nghĩa chuyên môn, hình vẽ phải rõ nét và đặt đúng vị trí (Tòa soạn không làm lại chế bản cho hình vẽ);
9. Bản thảo bài báo phải được định dạng Microsoft Word theo file mẫu của Tòa soạn. Độ dài của bản thảo không nên dài quá 10 trang A4 (kể cả bảng biểu và tài liệu tham khảo);
10. Tác giả nộp bản thảo bài báo theo hình thức trực tuyến qua website của Tạp chí: http://jstqui.vn.
Lưu ý về bản thảo bài báo:
        - Tác giả cần đăng ký tài khoản trên website của Tạp chí, để nộp bản thảo theo hình thức online;
       - Trong bản thảo bài báo và tên file của nó gửi về Tòa soạn không ghi thông tin tác giả (thông tin tác giả bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh phải được cung cấp đầy đủ trong "Phiếu đăng ký gửi bài" và gửi về Ban biên tập). Tên file của bản thảo bài báo là tên rút gọn của tựa đề bài báo. 
II.  CẤU TRÚC CHI TIẾT CỦA BÀI BÁO KHOA HỌC
  Về nguyên tắc, một bài báo khoa học cần đảm bảo bố cục IMRAD (Introduction, Methods, Results, And, Discussion). Bố cục này được giới khoa học trong nước và quốc tế chấp nhận rộng rãi vì nó phù hợp với dạng thức đơn giản nhất và lô-gíc nhất của việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học. Tùy vào lĩnh vực nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu và phong cách tác giả, đôi khi bố cục đó có thể được đơn giản hóa, cụ thể hóa thêm, hoặc có những thay đổi về trật tự, hoặc được thể hiện một cách ngầm ẩn nhưng về cơ bản, một bài báo khoa học cần thể hiện được các yếu tố chính đó. Sau đây, Ban biên tập của Tạp chí JSTQUI xin giới thiệu các yêu cầu trình bày chi tiết cho từng phần của bài báo khoa học như sau:
1. Tiêu đề bài báo (Title)
- Viết bằng cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, sử dụng ít nhất số từ có thể để mô tả đầy đủ nội dung chính của bài báo, về mặt hình thức, thì một tiêu đề bài báo tốt chứa không quá 20 từ;
- Căn lề giữa, không chia cột;                                                                                               
- Tên Tiếng việt sử dụng font UTM Helvetlns, cỡ chữ 18, chữ in hoa (không đậm, không nghiêng). Download font UTM Helvetlns tại đây;
- Tên Tiếng Anh sử dụng font Arial, cỡ chữ 13, chữ in hoa, đậm (bold).
2. Tên tác giả (Authorship)
- Viết bằng cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, vị trí ở phía dưới tiêu đề bài báo, viết đầy đủ họ và tên của tác giả, không gồm chức danh, học hàm, học vị;
- Dùng chỉ số trên (số thứ tự) sau mỗi tên tác giả để chú thích cơ quan công tác. Các tác giả cùng một đơn vị công tác sẽ sử dụng cùng một chỉ số trên.
- Đánh dấu người chịu trách nhiệm (tác giả chính) bằng dấu *, cung cấp địa chỉ email (tác giả chính của bài báo được hiểu là). Font Arial, cỡ chữ 8,5, nghiêng (Italic);
- Viết tên các tác giả sử dụng: font Arial, cỡ chữ 10, đậm (bold); Địa chỉ (nơi công tác) của tác giả sử dụng font Arial, cỡ chữ 8.5, đậm (bold), nghiêng (Italic). Tên của các tác giả và cơ quan công tác đều căn lền bên phải.  
3. Tóm tắt (abtract)
-  Viết bằng cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh, độ dài không quá 250 từ, nhưng không nên ngắn hơn 200 từ;
- Tóm tắt phải thể hiện những nội dung chính của nghiên cứu và bao gồm: mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, số liệu (nếu có), kết quả mới đã đạt được và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của nghiên cứu;
- Viết tóm tắt sử dụng font Arial, cỡ chữ 10, nghiêng (Italic); Line spacing/Multiple 1.2; Spacing/Before 3pt, Apter 3pt; Special/fist line 0,6 cm và không chia cột.
4. Từ khóa (keywords)
- Cung cấp từ 3-5 từ khóa;
- Viết bằng cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh;
- Tránh sử dụng từ chung chung, từ viết tắt (trừ trường hợp từ viết tắt đã được thiết lập chắc chắn và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến bài báo) và cụm từ bao hàm nhiều khái niệm;
- Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt;
- Viết tóm tắt sử dụng font Arial, cỡ chữ 10, thường nghiêng (Italic), mỗi từ khóa cách nhau bằng dấy phẩy.
5.  Đặt vấn đề (Introduction)
- Trình bày các nội dung: bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, tầm quan trọng của nghiên cứu, tổng quan tài liệu, xác định vấn đề nghiên cứu, chỉ ra tính mới của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu;
- Tránh trình bày dài dòng hoặc chỉ liệt kê, tóm tắt những nghiên cứu trước;
- Font Arial, cỡ chữ 10, kiểu chữ thường; Line spacing/Multiple 1.2; Spacing/Before 3 pt, Apter 3 pt; Special/fist line 0,6 cm.
Lưu ý: Nếu có đề mục nhỏ trong phần này, sử dụng Font Arial, cỡ chữ 10, đậm (bold).
6. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
- Cung cấp đủ các thông tin về cơ sở, phương pháp và nội dung tiến hành nghiên cứu. Cần phải thể hiện mô hình định lượng, giả thuyết định tính và/hoặc thiết kế nghiên cứu định tính (tuy nhiên, nó có thể được thay  đổi tương ứng để phù hợp với từng bài nghiên cứu). Cả quy trình thu thập dữ liệu và mô tả dữ liệu đều phải được nêu rõ;
- Cần phải trích dẫn tham khảo đầy đủ các phương pháp đã công bố được sử dụng trong nghiên cứu của bài báo, nhưng không cần mô tả lại chúng trong bài báo (chỉ mô tả nếu có sự điều chỉnh phương pháp);
- Font Arial, cỡ chữ 10, kiểu chữ thường; Line spacing/Multiple 1.2; Spacing/Before 3 pt, Apter 3 pt; Special/fist line 0,6 cm.
7. Kết quả và thảo luận (Results & Discussion)
- Phần này tác giả cần chỉ ra, giải thích và thảo luận ngắn gọn về các kết quả mới, đóng góp mới mà nghiên cứu đã đạt được hoặc phản bác lại kết quả của các nghiên cứu trước, hoặc bổ sung thêm để hoàn thiện về lý thuyết hoặc thực nghiệm cho các nghiên cứu trước đây. Nói cách khác, đây chính là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu ở mục Giới thiệu (Introduction);  
- Font Arial, cỡ chữ 10, kiểu chữ thường; Line spacing/Multiple 1.2; Spacing/Before 3 pt, Apter 3 pt; Special/fist line 0,6 cm.
8. Kết luận và kiến nghị (Conclusion & recommendation)
- Phần Kết luận cần trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng phải đảm bảo nêu bật các kết quả đóng góp chính của bài báo, đề xuất nghiên cứu trong tương lai hoặc gợi ý ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
- Font Arial, cỡ chữ 10, kiểu chữ thường; Line spacing/Multiple 1.2; Spacing/Before 3 pt, Apter 3 pt; Special/fist line 0,6 cm.
9.  Lời cảm ơn (Acknowledgements)
- Lời viết cảm ơn tất cả những người hoặc tổ chức đã giúp đỡ có giá trị trong việc thực hiện công việc nghiên cứu của bạn. Ghi nhận sự giúp đỡ và đóng góp đó của mọi người sẽ đảm bảo tính toàn vẹn cho nghiên cứu;
- Tất cả các nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ cho nghiên cứu sẽ được ghi ở mục này. Nếu có nhiều nhà tài trợ, tác giả phải cho biết ai đã tài trợ bao nhiêu và ở phần nào của nghiên cứu;
- Font Arial, cỡ chữ 10, kiểu chữ thường; Line spacing/Multiple 1.2; Spacing/Before 3 pt, Apter 3 pt; Special/fist line 0,6 cm.
10. Tài liệu tham khảo (References)
10.1. Kiểu trích dẫn tham khảo
- Tài liệu tham khảo trình bày bằng cả ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh theo hướng dẫn trong các files "Dinh dang ban thao mau_JSTQUI" (download ở mục 9, phần I) và "Hướng dẫn trình bày TLTK cho bài báo theo APA" (download ở mục 10.2.);  
- Danh sách tài liệu tham khảo chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn trong bài viết. Tài liệu nào được tham chiếu trong bài viết phải được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo;
- Trong bài viết, việc tham chiếu đến tài liệu trích dẫn bằng cách sử dụng dấu ngoặc vuông [ ], bên trong đó là số thứ tự của tài liệu nằm trong danh sách Tài liệu tham khảo. Dấu này cần được đặt trước dấu ngắt câu. Ví dụ: [1] hoặc [1–3] hoặc [1, 3]. Khi cần tham chiếu đến số trang của tài liệu, sử dụng ký hiệu p. hoặc pp., theo sau là số trang; ví dụ [5] (p. 10). hoặc [6] (pp. 101–105);
- Các tác giả bài viết cần ưu tiên trích dẫn các bài báo công bố gần nhất trên các tạp chí uy tín trong danh mục ISI, Scopus, ACI. Không nên tham chiếu đến sách giáo khoa, giáo trình, đặc biệt là luận văn cao học và đồ án tốt nghiệp. Chỉ khi nhất thiết phải sử dụng kiến thức/ công thức cơ sở trong các sách giáo trình để phát triển lý thuyết hay áp dụng cho tính toán thiết kế trong nghiên cứu thì mới trích dẫn từ các tài liệu tham khảo là sách, giáo trình.
- Các tài liệu tham khảo là tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh, cần dịch sang tiếng Anh và ghi chú ngôn ngữ gốc của bài báo và đặt ngay sau tên của tài liệu. Ví dụ: in Vietnamese, in Russian, in German, in french, in italian, in Chinese,...
10.2. Trình bày tài tham khảo
  - Font Arial, cỡ chữ 10, Line spacing/Multiple 1.2. Hướng dẫn cụ thể việc trình bày tài liệu tham khảo của bài báo khoa học vui lòng xem tại đây. .
- Liệt kê Tài liệu tham khảo theo định dạng APA (the American Psychological Association reference style), trong đó lưu ý một số điểm chung sau đây:
+ Đối với tài liệu tiếng Việt, tên tác giả được viết trước và viết đầy đủ, họ và chữ đệm (nếu có) viết chữ cái đầu kèm theo dấu chấm. Đối với tài liệu tiếng Anh, họ tác giả được viết trước và viết đầy đủ; chữ đệm (nếu có) và tên tác giả viết chữ cái đầu kèm theo dấu chấm;
+ Các tác giả được viết cách nhau bằng dấu phẩy, thêm ký hiệu “&” vào trước tác giả cuối cùng. Sau DOI/URL không có dấu chấm.
10.3. Lập danh sách tài liệu tham khảo
- Danh sách các Tài liệu tham khảo được đặt phía dưới phần kết luận và kiến nghị;
- Thứ tự của các tài liệu tham khảo trong danh sách “Tài liệu tham khảo” theo đúng trình tự tham chiếu trong bài viết (tham chiếu trước, thì viết trước trong danh sách “Tài liệu tham khảo” và ngược lại);
- Font, cỡ chữ, định dạng danh sách Tài liệu tham khảo,... theo mẫu đã có trong file mẫu của bài báo “Định dạng bản thảo mẫu_JSTQUI_Word 2003” trên trang web của Tạp chí (https://jstqui.vn/): menu “DÀNH CHO TÁC GIẢ”/ mục “I. Thể lệ gửi bài cho Tòa soạn”.
III.  QUY ĐỊNH VỀ HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
1. Hình vẽ (Artworks)
1.1. Các yêu cầu chung
- Sử dụng phông chữ và cỡ chữ thống nhất trong 1 hình vẽ, cũng như trong các hình vẽ trong bài báo;
- Hình vẽ và tên hình vẽ căn lề ở giữa (Ctrl+E);
- Nên  sử  dụng  phông  chữ  Cambria,  Times  New  Roman  (hoặc  Times),  Arial, Helvetica, Symbol, Courier cho việc ghi kích thước hoặc chú thích trong hình;
- Đánh số hình vẽ theo thứ tự xuất hiện của chúng trong bài báo kèm theo chú giải cho hình vẽ;
-  Sử dụng việc đánh số các tệp hình vẽ theo số thứ tự thông thường;
- Kích thước của hình vẽ khớp với 1 cột (hình có thể thu nhỏ) hay 2 cột của trang báo.
1.2. Định dạng hình vẽ
- Tất cả hình vẽ thực hiện bằng các phần mềm chuyên dụng phải chuyển thành các tệp ảnh (đảm bảo yêu cầu độ phân giải, màu, và tổ hợp màu) theo 1 trong các định dạng sau:
      + TIFF (hoặc JPG): ảnh màu hoặc nền xám, sử dụng độ phân giải tối thiểu 300 dpi;
      + TIFF (hoặc JPG):  hình vẽ có các đường/nét vẽ, sử dụng độ phân giải tối thiểu 1000 dpi;
      + TIFF (hoặc JPG): hình vẽ tổng hợp gồm cả ảnh và đường nét, sử dụng độ phân giải tối thiểu 500 dpi.
* Chú ý:
      - Các hình vẽ bản đồ Việt Nam phải có hình ảnh ghi chú rõ ràng về đảo Phú Quốc, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
      - Không nộp các hình vẽ/ảnh có độ phân giải thấp, chẳng hạn các tệp hình vẽ/ảnh được định dạng cho màn hình (ch, đuôi GIF, BMP, PICT, WPG, ...);
1.3. Chú thích hình vẽ (Figure captions)
       - Mỗi hình vẽ phải có 1 đầu đề và phần giải thích minh họa rõ ràng với font chữ Arial Narrow, cỡ chữ 10, đậm (bold), căn lề giữa. Các giải thích trong hình vẽ cần ngắn gọn nhưng tất cả các biểu tượng, ký hiệu và viết tắt trong hình phải được giải thích rõ ràng.
         - Tên và chú thích của hình vẽ được đánh số theo thứ tự xuất hiện của chúng trong bài báo.
Ví dụ:
Hình 1. Tòa nhà hành chính Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
2. Bảng biểu (Tables)
          Nếu sử dụng các biểu bảng trong bài báo, tác giả cần:
         - Bảng biểu cần được đánh số theo thứ tự xuất hiện trông bài báo. Số thứ tự và tiêu đề đặt phía trên bảng.
         - Sử dụng font chữ Arial Narrow, cỡ chữ 10, đậm (bold), căn lề giữa;
         - Đánh số các biểu bảng theo thứ tự xuất hiện của chúng trong bài báo;
        - Nội dung ghi trong bảng cần định dạng rõ ràng với cỡ chữ thích hợp, đảm bảo dễ đọc trên cả phiên bản báo điện tử và báo in.
3. Công thức toán học (Math formulae)
      - Đối với các công thức đơn giản, viết công thức trên dòng thường và sử dụng gạch chéo (/) cho các phân số nhỏ (chẳng hạn, X/Y). Đối với các công thức phức tạp hơn, sử dụng mẫu công thức trong phần mềm Microsoft Words (Insert/Equation; font chữ Cambria Math, cỡ chữ 10.5);
       - Công thức được đánh số theo thứ tự xuất hiện của chúng trong bài báo. Số thứ tự sử dụng font Arial cỡ chữ 10, kiểu thường và căn lề phải (có ví dụ trong file mẫu bản thảo).
4. Đơn vị đo lường sử dụng trong bài báo (Units)
        Thống nhất sử dụng hệ thống đơn vị và tiêu chuẩn quốc tế SI (International system of units). Nếu các hệ thống đo lường khác được sử dụng thì phải quy đổi tương xứng với đơn vị SI.

                                                                                                                 Ban biên tập Tạp chí
 

Nội dung chi tiết và thông tin liên hệ xin gửi về:
TÒA SOẠN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Địa chỉ: Phường Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Email: nckh@qui.edu.vn
Tel.: 0987302934 
Website: http://jstqui.vn/

Cam kết bảo mật

Tên và địa chỉ email được nhập trong trang tạp chí này sẽ được sử dụng riêng cho các mục đích đã nêu của tạp chí này và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ mục đích nào khác hoặc cho bất kỳ bên nào khác.