Ảnh hưởng của loại mẫu cấy và hệ thống chiếu sáng đơn sắc lên khả năng tái sinh chồi cây hoa cúc (Chrysanthemum morifoliumRamat. cv. “Jimba”) nuôi cấy in vitro.

  • Nguyễn Bá Nam
  • Nguyễn Đình Lâm
  • Dương Tấn Nhựt

Tóm tắt

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật như ánh sáng tác động đến quá trình quang hợp, quang phát sinh hình thái và  đáp  ứng hướng sáng. Trong nghiên cứu này, các nguồn chiếu sáng khác nhau được sử dụng để nghiên cứu tác động của chúng  đến khả năng tái sinh chồi từ các mẫu cấy lá và lớp mỏng tế bào thân cắt dọc của cây Cúc (Chrysanthemum morifoliumRamat. cv. “Jimba”) in vitro. Lá Cúc được cắt thành hình tròn (Bằng dụng cụtựtạo) có đường kính 0,8 cm và thân được cắt thành từng lớp mỏng có kích thước là 10 mm với độ dày từ 0,5 - 0,6 mm. Hai nguồn mẫu này được cấy trên môi trường MS có bổsung 30 g/l sucrose, 8g/l agar, 0,5 mg/l NAA và 2 mg/l BA và nuôi cấy dưới các  điều kiện chiếu sáng khác nhau: 100% LED  đỏ, 100 % LED xanh, 50 % LED  đỏ+ 50 % LED xanh, 70 % LED  đỏ+ 30 % LED xanh, 80 % LED đỏ+ 20 % LED xanh, 90 % LED đỏ+ 10 % LED xanh, ánh sáng đèn huỳnh quang (Neon) và trong tối. Kết quả thu được sau bốn tuần nuôi cấy cho thấy, 70% ánh sáng LED đỏ kết hợp với 30 % ánh sáng LED xanh là tỉ lệ phù hợp cho sự tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu lá và gián tiếp từ lớp mỏng tế bào thân cây Cúc so với các điều kiện chiếu sáng còn lại. Những chồi thu  được dưới  điều kiện chiếu sáng này là nguồn mẫu thích hợp phục vụ cho quy trình nhân giống cây Cúc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-12
Chuyên mục
Articles