Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam Dưới Góc Nhìn Văn Hóa

  • Phạm Thị Bích Hằng Trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
Từ khóa: Hệ phái Khất Sĩ, văn hóa Phật giáo, Phật giáo Việt Nam

Tóm tắt

Văn hóa là một hệ thống các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy, cũng là yếu tố cơ bản làm cho quốc gia này khác với quốc gia khác. Nghiên cứu hệ phái Khất Sĩ của Phật giáo dưới góc nhìn văn hóa chính là muốn làm rõ hệ thống giá trị mà hệ phái mang lại, thấy được vị trí và vai trò của kinh điển Phật giáo trong nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và sáng tạo của người Việt khi tiếp nhận Phật giáo. Họ không chỉ dừng lại ở việc “học Phật” hay “tu nhân” mà còn xây dựng một lối sống tốt cho cả cộng đồng nơi họ hiện diện, bằng cách “nhập thế” tích cực, làm cầu nối giữa “đạo” và “đời”. Hệ phái Khất sĩ cố gắng kết nối sự khác biệt giữa hai hệ phái Nam Tông và Bắc Tông bằng cách đúc rút những tinh hoa từ hai hệ phái trên để hình thành một lối sống riêng cho mình. Không những thế, hệ phái Khất sĩ đã có những đóng góp theo cách của mình để gìn giữ những giá trị văn hóa Việt Nam, chẳng hạn như: ngôn ngữ, giáo dục, hay đề cao tính “thiêng” trong nội hàm tín ngưỡng của người Việt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-30