PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG NẤM MỐC SINH TỔNG HỢP ENZYME LACCASE TỪ GỖ MỤC

  • Trịnh Thu Thủy
  • Nguyễn Văn Giang
  • Nguyễn Ngọc Bằng
  • Phạm Thu Trang

Tóm tắt

     Laccase là một enzyme nằm trong hệ enzyme lignolytic có khả năng oxy hóa mạnh diphenol và các hợp chất có liên quan, do đó thường được ứng dụng rộng rãi trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp và nguồn nước thải ô nhiễm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có hoạt tính laccase từ các mẫu gỗ mục trong tự nhiên. Nhiều mẫu gỗ mục ở các địa phương khác nhau được thu thập và từ các mẫu gỗ mục này, các chủng nấm mốc phân lập, nuôi cấy và làm thuần. Sau đó các phương pháp sàng lọc định tính và xác định hoạt độ enzyme laccase (U/ml) được áp dụng để chọn ra những chủng nấm mốc có hoạt độ laccase cao nhất phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu đã phân lập, nuôi cấy và mô tả được đặc điểm hình thái (khuẩn lạc, sợi nấm và bào tử) của 5 chủng nấm mốc có kí hiệu là BN1, BN2-1, BN2-2, ĐA3-1 và BV1 có hoạt độ enzyme laccase (ký hiệu là E) dao động từ 1.480 - 24.720 U/ml. Trong các chủng này, chủng BV1 là chủng có E cao nhất (24.720 U/ml ) và có tỷ lệ hoạt lực enzyme trên khối lượng khô sau 5 ngày nuôi cấy (E/m) cao nhất (54,04 U/mg). Chủng BV1 sơ bộ được xếp vào chi Meruliporia sp.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-10-17
Chuyên mục
KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ