PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC MẪU GIỐNG CAM SÀNH TẠI HÀ GIANG BẰNG CHỈ THỊ RAPD VÀ ISSR

  • Vũ Văn Hiếu
  • Nông Thị Huệ
  • Nguyễn Thị Oanh
  • Ninh Thị Thảo
  • Vũ Quang Sáng
  • Nguyễn Thị Phương Thảo

Tóm tắt

      Việc sử dụng chỉ thị phân tử để đánh giá mức độ đa dạng di truyền giữa các mẫu giống cam sành Hà Giang sẽ góp phần phục vụ công tác thu thập, phân loại, đánh giá và bảo tồn nguồn gen cũng như cung cấp thông tin về mối quan hệ di truyền giữa các giống cam sành làm cơ sở cho các chương trình chọn tạo giống. Trong nghiên cứu này, sử dụng hai chỉ thị di truyền RAPD và ISSR cùng với việc thiết lập cây phân loại di truyền đã cho thấy mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống cam nghiên cứu. Kết quả đã chỉ ra 25 mồi RAPD và 5 mồi ISSR sử dụng đều cho đa hình (chiếm 100%), tuy nhiên số băng đa hình trên từng mẫu cho sự biến động lớn. Tất cả các mồi tạo ra được tổng số 2.157 băng, trung bình 1,80 băng tính trên mỗi mẫu nghiên cứu. Nhóm các chỉ thị RAPD gồm OPAW19; OPAE15 và nhóm chỉ thị ISSR gồm T1, T5 cho số băng ADN đa hình trung bình cao nhất, tương ứng đạt 4,48; 4,23 và 3,25; 3,45 băng/mẫu. Hệ số tương đồng di truyền của 39 dòng cam sành dao động trong khoảng 0,62 - 0,98 và 5 nhóm di truyền chính được ghi nhận.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-10-03
Chuyên mục
NÔNG HỌC