ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG PHÂN VIÊN CHẬM TAN TRONG SẢN XUẤT CÓI TẠI HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

  • Lê Hữu Ảnh
  • Nguyễn Tất Cảnh

Tóm tắt

      Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân viên chậm tan (PVCT) trong sản xuất cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo Dự án “Sản xuất thử nghiệm 2 giống cói mới (MC005 và MC015) và hoàn thiện quy trình sản xuất, sử dụng phân viên chậm tan”. Số liệu nghiên cứu từ khảo sát diện tích trồng cói của 34 hộ dùng PVCT so với diện tích trồng cói của 87 hộ không dùng PVCT vụ hè 2014. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là giá trị gia tăng (VA) trong phân tích chuỗi giá trị hàng hóa (CCA) phù hợp với kinh tế nông hộ. Sử dụng phân tích tài chính từng phần (PBA) để làm rõ sự khác biệt về VA giữa không dùng và dùng PVCT trong sản xuất cói. Kết quả cho thấy công thức bón PVCT cho cói với N:P:K = 17:7:10 là 700 kg/ha, bón bù thêm 70kg super lân/ha đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tiếp đó, sử dụng kỹ thuật phân tích độ nhạy 2 chiều với các kịch bản về giá cói và năng suất cói cho thấy khả năng bảo đảm ổn định của công thức bón trên ở hầu hết các kịch bản sản xuất. Điều đó có cơ sở để khuyến cáo ứng dụng công thức này trong sản xuất cói ở vùng cói Nga Sơn, Thanh Hóa.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-10-03
Chuyên mục
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN